In stock

Chống cần câu lancer Inox gác ở vị trí 90 - 180 độ

Model: CHONG CAN LANCER
PHỤ KIỆN
Chống cần câu lancer Inox gác ở vị trí 90 - 180 độ
Check In-Store availability
75,000Đ
  • Model
  • CHONG CAN LANCER

Description:

Chống cần câu lancer Inox gác ở vị trí 90 - 180 độ

Hãng: Việt Nam

Số lượng: 1
màu : Inox
sử dụng cho cần câu lancer
chất liệu Inox
gấp gọn, mang vác dễ dàng


Hướng dẫn sử dụng

Chống cần câu lancer Inox gác ở vị trí 90 - 180 độ

 

Thời tiết nào con cá sẽ không đi ăn ?

1. Mưa giông : Khi có sấm chớp tít từ xa báo hiệu cơn giông hay cơn mưa sắp đổ xuống, ngay lập tức cá cá dừng ăn chúi ngay vào nơi trú ẩn. Trong cơn mưa cá có đi ăn

không ? Tôi xin nói rằng : trong các trận mưa lớn và mưa dù to hay nhỏ nhưng có sấm chớp cá hoàn toàn không đi ăn. Khi mưa bắt đầu ngớt cá bắt đầu đi ăn lại. Còn

mưa nhỏ không sấm sét cá vẫn ăn như thường, thậm chí trôi mè còn ăn mạnh hơn. Cơn mưa luôn đem lại cho chúng lượng thức ăn rơi và trôi xuống nước. Hiện tượng này

ngoài bắc gọi là « cá mừng nước mới ». Cá sẽ vào ăn sát bờ.

Dù sao cũng chỉ là bàn luận thôi chứ sấm sét, ai dại gì mà câu, trêu tức ông thiên lôi thì mệt lắm.
can cau ca

2. Đổi chiều gió : Có hai hiện tượng xảy ra: cá đang ăn mạnh, gió bỗng lặng đi, cá ăn mạnh hơn và khi gió đổi chiều cá sẽ ngừng ăn ; cá đang không ăn, gió bỗng lặng

đi, cá vẫn không ăn, gió bắt đầu đổi chiều cá bắt đầu ăn. Đó là quy luật mà chúng ta chỉ nghiệm ra mà không lý giải được.

Người ta bảo gió đông (đông nam) cá sẽ đi ăn mạnh, điều này chỉ đúng với mùa hè. Nhưng vào mùa đông thì lại khác hẳn. Khi đang gió bắc (đông bắc), trời bỗng chuyển

gió đông, cá ngừng ăn ngay lập tức. Nhưng nếu gió đông kéo dài vài ngày thì cá đi ăn lại, thậm chí còn ăn mạnh hơn. Ngoài bắc có 2 loại gió thịnh trị : gió đông

nam đem nóng ẩm từ biển thịnh trị vào nóng và gió đông bắc mang lạnh khô từ lục địa Trung Quốc vào mùa lạnh; ngoài ra còn có gió tây nam mang lại sự oi ả nóng khô.

Với trắm đen mùa hè chúng tôi phải chờ tới ngày có gió tây để rình săn chúng khi mà thời tiết oi ả nóng bức, người bứt dứt khó chịu thì đó chính là ngày săn trắm đen,

 

còn với các loài cá khác thì tuyệt nhiên không ăn.

Thời điểm cuối xuân đầu hè và cuối thu đầu đông, có sự giao tranh giữa 2 loại gió đông nam và đông bắc. Gió thay chiều liên tục trong một ngày nên rất khó câu.

Quay lại hiện tượng đổi gió cá đang ăn thì dừng lại. Phải chăng, mỗi mùa có 1 loại gió chiếm đa số thời gian mang theo bao tính chất vật lý về thời tiết. Khi đó

con cá đã quen thích nghi với các đặc thù thời tiết do loại gió đó đưa tới. Khi đảo gió, các thông số thời tiết thay đổi theo làm cho con cá bỏ không ăn nữa ;

chúng cần vài ngày để thích nghi. Đây chỉ là suy đoán chủ quan của tôi, có lẽ cần sự trợ giúp của các nhà sinh vật học.

Tại sao những ngày khi có rươi, dân gian hay gọi con nước rươi – khi mà những người đứng tuổi, những người sức khoẻ yếu kêu đau lưng, mỏi gối, thì tuyệt nhiên

cá không đi ăn trừ cá mè. Cách đây 3 tuần vào ngày chợ bán đầy rươi tôi và anh bạn đã câu được gần 1 tạ mè ta trắng loại từ 2-4kg trong tổng thời gian của cả 2

người khoảng 8 tiếng đồng hồ. Trong khi đó tuyệt nhiên cá khác không ăn.
can cau ca

3. Con nước : điều này tôi không dám bàn vì dân câu miền nam ai cũng hiểu điều đó với sự thay đổi tới 4 con nước trong ngày.

4. Bão và áp thấp nhiệt đới : Với cá nước ngọt, trước cơn bão cá đi ăn rất mạnh và trước khi cơn bão đổ vào vài giờ, các loài cá ngừng ăn hẳn và đi trốn. Trong cơn

bão cá không đi ăn, nhưng khi bão tan, cá bắt đầu đi ăn lại và ăn rất mạnh. Chúng ăn tập trung gần bờ, gần các dòng chảy xuống nơi chúng sống.
can cau ca

5. Khi trời trở lạnh :

Các loài cá nhiệt đới ăn kém rõ rệt, đến một ngưỡng nhiệt độ nào đó tuỳ loài cá ngừng ăn hoàn toàn. Dù rằng nhiều loài cá có nguồn gốc xứ ôn đới, nhưng chúng

vẫn ăn chậm lại khi nhiệt độ xuống thấp đến ngưỡng. Mỗi loài có ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của chúng. Ngưỡng của các loài cá gốc ôn đới thấp hơn

các loài gốc nhiệt đới. Nhưng vẫn cao hơn cùng loài đang sống ở xứ sở ôn đới.

Trước khi gió lạnh về, cá đi ăn rất mạnh. Có một quy luật thế này : vào những ngày đầu đông, khi mà gió lạnh về mấy ngày, cá vẫn đi ăn ; vào những ngày cuối

xuân sau những ngày giá lạnh, khi mà nắng đã lên mà cá vẫn không đi ăn. Tại sao vậy ? Phải chăng, khi gió lạnh về, gió có lạnh thật nhưng chưa làm lạnh nước,

khi nắng lên, nắng chưa sưởi ấm hẳn nước. Môi trường nước luôn nóng lên hay lạnh đi chậm hơn nhiệt độ không khí. Môi trường sống của cần thủ là trên bờ, còn

con cá là ở dưới nước. Chúng ta hay lấy bản thân để gán ghép suy luận cho con cá. Khi đến hồ câu, các cần thủ lão luyện luôn thò tay xuống nước, cẩn thận hơn

ném lưỡi xuống đáy hồ để trong chốc lát nhấc lên, nếu thấy nước và lưỡi lạnh ngắt họ không buông câu.

Vậy trong những ngày lạnh, khi nào cá đi ăn ? Khi nhiệt độ xuống thấp, cùng một lượng thức ăn, con cá cần thời gian tiêu hoá gấp dài gấp 3 lần ngày nóng.

Sau ngày đầu tiên gió lạnh về 2 ngày nước lạnh đi cá mới ngừng ăn. Chúng ăn từ ngày thứ 4- 5 trở đi, ăn chậm hơn và tập trung vào xung quanh giờ ngọ, thời

điểm mà nhiệt độ có ấm lên. Cá luôn tụ lại ở những nơi trú ngụ. Vai trò của máy tầm ngư lúc này mới thể hiện hết công dụng.

Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá cao : Trong miền Nam, nhiệt độ quanh năm đều nóng, ít chênh lệch, nhưng ngoài bắc khác hẳn có những thời điểm trong năm,

nhiệt độ trong ngày chênh nhau rất lớn. Những ngày này cá ăn kém hẳn. Chúng chỉ ăn tập trung vào những thời điểm nóng và vào lúc chập tối.
5. Khi sương xuống : Tại sao khi câu đêm, cá ngừng ăn khi sương xuống đặc biệt khi sương muối? Khó lý giải quá ! Phải chăng khi có sương, các yếu tố nguy hiểm
can cau ca

dễ xảy ra với con cá hơn. Còn lý do nào khác nữa ? Tôi chẳng lý giải nổi.

Tập tính của cá :

Giờ cá đi ăn : Có những ngày, những mùa trong năm cá đi ăn thay đổi về giờ giấc, sớm hoặc muộn hơn. Mỗi hồ, sông, chúng tôi bắt được trắm đen vào một khoảng

giờ nhất định khác nhau. Giờ đây tìm hiểu thời điểm trắm đen đi ăn là điều cơ bản mà bất kỳ cần thủ nào cũng phải tìm hiểu. Nói chung vào mùa nóng, cá tập trung đi ăn vào rạng sáng và hoàng hôn, mùa lạnh vào buổi trưa và hoàng hôn. Nhưng cá sẽ ăn cả ngày trước các biến động của thời tiết. Cá sẽ đi ăn sớm hơn

nếu buổi tối có sương muối. Cá sẽ đi ăn bất kỳ ngay sau cơn mưa, sau cơn giông. Có một quy luật rằng: đa số con cá to khôn ngoan khó bắt thường bắt được khi

nắng đứng bóng và ban đêm. Giờ cá đi ăn còn khác nhau ở từng loài. mè luôn ăn khi có nắng, chép ăn vào hoàng hôn, rạng sáng ; trôi ăn mọi giờ, trắm ăn mạnh

vào gần trưa...Nhưng đó là sông hồ tự nhiên. Vậy còn hồ có tác động của con người như chăn nuôi và câu ? Giờ cá đi ăn lại thay đổi theo giờ chủ hồ cho ăn.
can cau ca

Còn trong các hồ câu, nếu cá lưu nhiều đã va chạm nhiều, cá lại đi ăn mạnh khi đêm xuống, sự tĩnh tại đã trở lại, các cần thủ đã chán nản thu cần. Tự chúng

ta đã tập cho chúng quy luật đó và chúng ta cũng là nạn nhân của chính chúng ta. Bạn không xác định được giờ cá đi ăn thì dễ thành hậu dụê cụ lã Vọng lắm đấy.

Đặc tính thức ăn của cá : bạn đừng bao giờ cho rằng thính ngon hay không ngon. Nhiều cần thủ móm thốt lên : thính ngon thế mà cá không vào. Ngon thực sự với

cá hay bạn cảm giác thế ? Tôi chỉ tự hỏi rằng thính này có hợp với con cá nơi đó hay không mà thôi. Thế nào là hợp và làm sao biết là hợp ? Hợp có nghĩa là

loài cá bạn định câu thích ăn và chúng cảm thấy an toàn với thính của bạn. Đầu tiên bạn phải nắm cơ bản từng loài cá ăn thứ gì : nhuyễn thể, giáp xác, mùn

thực vật, mùn hữu cơ, lá mầm cây cỏ hay phù du...Thứ đến bạn cần biết từng loài cá thích mùi vị gì : chép thích tanh nhẹ, thum thủm ; trôi thích ngai ngái hơi

thối, vị ngọt ; trắm thích mùi thơm chín nẫu tự nhiên của hoa quả, mùi thơm đặc trưng của ngũ cốc nấu chín ; mè thích có chua váng, mè ta thích thơm, mè tàu

thích tanh ; trê nheo da trơn thích thối...Hơn thế bạn cần nắm được ở hồ câu đó các cần thủ hay dùng thứ gì để cho vào thính (thứ mà tạo mùi nhất), bạn hãy

tránh xa thứ đó. Đôi khi bạn phải tránh hạt xốp vì đa phần cần thủ dùng nó để đánh dấu vùng câu lục. Nhưng để làm được điều đó trước hết bạn cần biết nơi bạn

định câu có loài cá gì và bạn định câu loài gì. Hơn thế bạn cần biết có loài cá hay phá ổ của bạn hay không mà làm thính tránh chúng đi. Còn yếu tố nữa, chủ hồ

hay cho cá ăn thứ gì, bạn hãy cho thứ đó vào thính.

Những thứ gì mà bạn làm cho cá sợ : con cá sợ tất cả những gì mà chúng cho rằng không an toàn.

Thị giác : Kích thước quá to của đồ câu : linh, khoá linh, lưỡi và cả quả phao nữa. Bạn cũng đừng cố gắng tàng hình hoá linh lưỡi dây trục mà quên mất cái bầu

phao to thồ lồ sặc sỡ đáng ngờ kia đặc biệt khi bạn câu nông ban ngày. Tại sao các cần thủ luôn chọn chỗ ngồi gần mặt nước nhất để câu lục ngoài việc quan sát

phao dễ hơn còn do thị giác của cá và đặc tính khúc xạ của nước. Có đặc điểm chung rằng thị giác cá kém dần theo độ sâu. Có sự thay đổi về cảm nhận màu sắc của

thị giác cá theo độ sâu.

Cá cũng sợ những mùi lạ (con người cũng vậy thôi). Chủ hồ đã tận dụng tốt hơn cần thủ để đuổi cá khỏi ổ của bạn. Ngoài các chất cố tình của chủ hồ, dầu nhờn

chống gỉ của lưỡi lục, chút keo 502 mà bạn sử dụng để gia cố chiếc lục, chút hoá chất dính vào tay mà bạn đã vô tình quên khi trộn tính ; hơn thế chất L-serine

có trong mồ hôi chúng ta là một trong chất có mùi mà cá rất sợ. Nói chung chúng ta đừng quên rằng khứu giác cá còn phát triển gấp nhiều lần người. Sử dụng 1 đôi

găng tay vẫn là tối ưu vừa sạch sẽ vừa... Thực tế có những mùi vị con cá sợ thực sự vì bản thân nó thế, nhưng có những thứ mùi ban đầu nó cũng thích nhưng sau

vài lần suýt chết thành ra nó sợ.

Tiếng động : có những loài thích tiếng động, khi bạn đập rầm rầm xuống mặt nước thì cá lại nhao vào như cá thiểu, cá ngão và cá rô phi. Nhưng đa số lại rất sợ

tiếng động. Tiếng chân bước đi tưởng rằng êm ro không tiếng động, nhưng thực ra chúng ta không nghe thấy chứ cá thấy rất rõ vì vật chất thể rắn và lỏng dẫn âm
can cau ca

tốt hơn vật chất dạng khí. Các cần thủ lão luyện rât ghét ai đo nói chuyện oang oang bên cạnh. Họ cũng tránh các nơi gần nhiều người qua lại, chọn những giờ tĩnh

lặng nhất để câu. Cũng thế thôi, khi có sấm thì bạn cũng đừng câu làm gì dù rằng sấm còn cao và xa hơn khoảng cách giữa bạn và con cá.

Luồng cá ăn : trong một hồ đập hay con sông luôn có những luồng cá đi ăn. Luồng cá ăn là luồng mà chúng dễ kiếm ăn nhất, cho chúng việc di chuyển thoải mái nhất

và an toàn nhất. Có sự khác nhau giữa cá ăn nổi và cá ăn chìm. Cá ăn chìm luồng di chuyển và ăn phụ thuộc nhiều vào địa hình đáy. Cá ăn nổi lại phụ thuộc nhiều

vào dòng chảy và hướng gió. Với cá tự nhiên luồng cá ăn lại phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ đâu có cho chúng, ví như trong các đập thuỷ lợi thì đó là nơi các

nguồn nước đổ vào, đó là nơi chân đập nơi mà dồn tụ các loại mùn. Luồng cá ăn lại phụ thuộc cả vào vị trí cho ăn của chủ hồ, Nếu bạn nắm được luồng cá đi ăn,

bạn đã thành công 60% dù rằng mồi bạn kém thích hợp hơn người khác.

Liệu cá có quá no đủ phè phỡn khiến nó không ăn mồi bạn không. Dễ gặp lắm đặc biệt trong các hồ câu. Có chủ hồ cứ rạng sáng cho vài thuyền cám bã thức ăn hay bã

bia gì đó đổ giữa hồ. Lại có chủ hồ cho mua da trâu bò đóng cọc buộc giữa hồ. Có chủ hồ thiết kế hẳn một hòn đảo ngầm giữa hồ chuyên để đổ thức ăn cho cá. Có

hàng trăm nghìn cách mà chủ hồ làm trò để bạn móm.

Có lần tôi đi câu ngồi cả ngày không được giật, hỏi ông lão dọn vườn cạnh hồ về tình hình cá mú, ông lão bảo rằng gần tuần nay ông lão mất ngủ vì gần sáng chủ hồ

cho vài người đi thuyền gõ và đập cho cá sợ. Có những hồ chẳng có nguồn nước vào nào lớn vậy mà khi đến câu, nước cứ đục ngàu khi mà đáng lẽ với thời tiết đó

nước phải trong. Khi thấy nước đục cần thủ nào mà chả khoái mà chẳng cần thắc mắc tại sao hay tại trăng cho tới khi biết bị móm. Ấy vậy mà không ít cần thủ cho
can cau ca

tới lúc móm vẫn đổ cho là đen. Có những vị trí hôm trước giật cá ầm ầm, chủ hồ méo mặt, hôm sau có vài cần thủ khác hôm trước thấy vậy tranh nhau ngồi chỗ đó.

Kết quả móm sều vì chủ hồ đã cho đất đèn hoặc hộp cao sao vàng hay cục băng phiến nhằm gỡ gạc vụ « thua lỗ » hôm qua. Có những lần đi săn trắm đen, chúng tôi

phải nguỵ trang như trong chiến tranh, thả thính câu cá trắng nơi này, chờ đêm xuống lội xuống hồ thả thính trắm đen nơi khác kẻo chủ hồ biết mà phá ổ. Chủ hồ

dùng gì để phá ổ của bạn : nhẹ thì than tổ ong, hộp cao sao vàng, vài viên băng phiến ; nặng thì cục đất đèn bỏ trong túi nilon có đục vài lỗ cho tác dụng lâu

dài.

Đó là những gì sơ lược trong vô vàn các nguyên nhân cá không đi ăn. Nhưng nếu cá vẫn đi ăn, vẫn vào ổ thính của bạn mà bạn vẫn móm thì bạn nên xem xét lại đồ câu

của bạn, xem xét lại cách thao tác câu của bạn. Tôi cho rằng mỗi lần móm đều có nguyên nhân của nó, do chúng ta chưa hoàn thiện được kỹ năng câu, do chưa nắm bắt

được quy luật thời tiết (khó lắm đấy), quy luật tập tính của loài cá bạn định câu ở nơi bạn định buông cần, bạn phải thắng được các thủ đoạn của chủ hồ xấu tính.

 

 

                                                                                                                    

HÃY ĐỂ LẠI NHẬN XÉT CỦA BẠN >>>

Customers who bought this product also purchased
Viewed Products