Cần câu lục đầu cần, cần câu surf shimano Holiday 3.65m
Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu ... Docauonline.com là Đại lý chuyên cung cấp đồ câu cá, Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu các loại cần câu cá giá rẻ, hay máy câu cá chính hãng chất lượng cao với tiêu chí đem đến những trải nghiệm câu cá tốt nhất cho các cần thủ. Docauonline.com, Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu ... chính hãng tại Việt Nam Các mặt hàng sản phẩm Đồ Câu Cá tại docauonline rất đa dạng các mặt hàng và sản phẩm, như: Các loại máy câu cá lancer, máy câu cá sông máy câu cá biển, máy câu đứng, máy câu ngang, cần câu lục, cần câu lancer, cần câu mồi giả, cần câu rút, cần câu tay hay các loại cần câu máy, lưỡi câu cá, lưỡi câu lục, lưỡi câu đơn phao câu cá hay phụ kiện câu cá khác. Docauonline.com có rất đa dạng các nhà cung cấp, các thương hiệu tên tuổi chuyên cung cấp các sản phẩm câu cá như: Shimano, Daiwa, tica, Pioneer... Cần câu cá giá rẻ, máy câu cá, đồ câu cá chính hãng | docauonline.com
Cần câu lục đầu cần, cần câu surf shimano Holiday 3.65m
Chủng loại: Cần câu lục
Màu: Xanh
Hàng mới indo/ China
Rất nhẹ thích hợp với mọi nơi biển, sông, hồ lớn, ao..
chất liệu: carbon cao cấp
dài 3.65 m
Gióng nhỏ cứng nhẹ
Thích hợp câu lục đầu cần tầm 20m quay đầu
Cần câu lục đầu cần, cần câu surf shimano Holiday 3.65m
Cần câu Surf là loại được chế tác theo dạng cần Telescopics. Vì sẽ khó mà vác theo một cây cần dài 3,6m hay 4.25m, ngay cả khi đã chia làm hai khúc, 3 khúc, 4 khúc
Cần câu surf
cần có đặc điểm path máy cao tiện cho có lực để quang con mồi đi xa
Số khoen dẫn cước thường 5-7 khoen thưa để rễ thoát cước
cần có độ cức cao tải chì thường từ 50 - 250gr
Cần câu Surf
can cau luc
Chính vì những đặc điểm trên cây cần surf thường được các cần thủ Việt Nam tậu về để câu lục (một loại hình câu rất đặc trưng của người Miền bắc Việt nam)
nó đạt được độ dài, độ cứng phù hợp với câu lục
có 1 yếu tố khi tậu cây cần surf này về hầu hết các cần thủ đều phải xuống path may để cho phù hợp với trường phái câu lục ở Vn
can cau luc
Cần câu Surf giống như một cần câu Spinning hay Bait casting với tay cầm dài thích hợp với kiểu quăng mồi bằng hai tay. Cần Surf có chiều dài từ 3-5 mét hoặc dài hơn và đủ mạnh để có thể quăng những con mồi giả hay mồi thật ra rất xa. Cần được sử dụng để bắt cá xa bờ từ bãi biển, ghềnh đá hoặc bờ biển. Chiều dài của cần phụ thuộc vào trọng lượng mồi và khoảng cách mà người dùng muốn quăng mồi tới. Ví như một cây cần dài 3m sẽ quăng dễ dàng 1 con mồi giả nặng 56-250 gam ra xa 60 mét.
máy cau Daiwa
Ưu điểm của dòng cần này là có thể quăng được rất xa.
Vì vậy cây cần surf ở Việt nam còn có thêm tên gọi khác là Cần câu lục
CÂU LỤC XA BỜ, KINH NGHIỆM TRONG CÁCH CÂU LỤC XA BỜ
( 6 yếu tố )
Docauvn.com xin đề cập tới cách câu lục xa bờ hay gọi chính xác hơn là cách câu lục xa đầu cần với một khoảng cách câu lớn hơn hoặc bằng 30 mét. Với khoảng cách này, những gì ưu điểm và nhược điểm của từng dụng cụ câu sẽ bộc lộ hết. Ngược lại, nếu bạn đã làm chủ được khoảng cách này thì với những khoảng cách ngắn hơn, với bạn chẳng có gì khó khăn cả.
1. Khoảng cách ném và khoảng cách câu :
Trước hết để câu với khoảng cách xa 30m, bạn phải ném xa được 55m khi thuận lợi. Với các môn câu khác như lăng xê bom, SURF …thì khoảng cách ném này quá dễ đạt được cả chiều dài và độ chính xác. Nhưng với câu lục xa bờ thì điều đó khá khó khăn bởi lẽ việc bạn ném 2 vật thể nặng trên cùng chiếc dây câu tạo ra sự nhũng nhẵng, giằng cản lẫn nhau đặc biệt nếu 2 vật này trọng lượng càng giống nhau và khoảng cách giữa chúng càng dài. Hiện tượng này còn gây ra việc mất tính chính xác của việc ném của bạn. Hơn thế một chiếc phao lục bầu to làm vật cản gió, cản không khí rất nhiều.
Có một thắc mắc tại sao phải ném xa vậy khi bạn câu có 30m? Đó là nếu bạn ném thẳng vào vị trí câu : thứ nhất bạn rất khó ném cho chính xác, thứ 2 bạn ném như vậy làm cho con cá sợ mà bỏ đi, vì thế bạn cần ném ra xa để con cá gần ổ thính không sợ và kéo dần vào để chỉnh.
2. Tác động của gió, sóng, nước trôi :
Trong thực tế, nếu không có gió, không có sóng và nước không chảy, bạn có thể ném đúng hướng và chỉ cần kéo dần lưỡi lại cho vào ổ thính. Nhưng nếu có gió, sóng, nước trôi (3 yếu tố này hay xuất hiện song hành và tỷ lệ với nhau) thì các yếu tố này tác động thế nào, tác động vào cái gì và gây ra cái gì ?
*Trước hết khi lưỡi và phao chưa tiếp nước, gió tác động vào phao vào dây câu làm lệch hướng bay của phao và lưỡi theo chiều gió. Càng cuối quỹ đạo bay, phao và dây càng bị đánh dạt nhiều.
*Thứ đến, sự tác động của gió, sóng, nước trôi trong thời gian từ khi chiếc phao tiếp nước cho tới khi chiếc lưỡi lục chìm hết và chạm đáy (khi lưỡi đã chạm đáy, nó chính là một mỏ neo, neo giữ chiếc phao tại vị trí đó). Trong khoảng thời gian đó, chiếc phao, đoạn dây từ cần tới phao và cả chiếc phao bị sóng đánh bạt ; kèm theo nước trôi kéo lệch phao và chiếc lưỡi lục đi cho tới khi chiếc lưỡi tiếp đáy. Quãng thời gian này còn lặp đi lặp lại từng quãng trong quá trình bạn kéo rê phao vào vị trí ổ cho chính xác. Bạn chỉ khắc phục được phần nào sự tác động của sóng và gió trên đoạn dây trục bằng cách dìm đầu cần, hất dây câu cong vòng về phía ngược hướng gió để trừ hao. Còn việc trôi phao khi lưỡi lục đang chìm chỉ còn bằng cách tăng chì lục và ném chệch để trừ hao mà thôi.
3. Lưỡi lục và phao :
-Một điều rõ ràng, muốn ném xa, yêu cầu trọng lượng của lưỡi và phao phải nặng. Khi bạn câu càng xa thì nguy cơ tác động của gió, sóng, nước trôi càng mạnh và càng có nguy cơ bị. Để hạn chế, chì lục phải nặng, nặng để đủ sức neo chiếc phao chống lại 3 yếu tố trên và nặng để chìm nhanh, rút ngắn thời gian chết tới khi chì chạm đáy thể hiện vai trò mỏ neo.
-Phao yêu cầu nặng và nổi : nặng để góp phần cùng lục ném được xa, nổi để cùng với chì nặng neo phao tại vị trí cần thiết chống lại sóng gió. Chì phao nặng phải cân đối với độ nổi của bầu nó tạo ra độ nổi còn lại của phao phù hợp đủ để neo giữ làm căng dây trục. Chì phao còn phải đủ nặng để tạo ra tính ổn định của cần phao dưới tác động của sóng và gió gây lắc chao phao qua lại. Ngoài ra thiết kế cần phao phải mảnh nhỏ tránh cản gió và sóng nhưng phải chịu được va đập lớn. Cần phao càng mảnh, càng dài càng triệt tiêu sóng tốt. Mũ phao yêu cầu ít cản gió tốt nhất nhưng phải rõ ràng dễ quan sát.
Để chống lại 3 yếu tố gió, sóng và nước trôi, thường đi song hành nhau, độ nặng của chì lục phải nặng và độ nổi của phao phải cao. Như thế sẽ tạo cho đoạn dây linh và phần dây trục dưới phao rất căng. Phần này càng căng thì càng làm con cá khủng nhút nhát, va chạm nhiều thuộc loài có râu như chép và trôi khủng ít chạm hơn. Chúng sử dụng bộ râu rà rẫm và lùi ngay lại khi chạm phải dây linh căng như dây đàn. Chính vì thế cần thủ phải cân nhắc lựa chọn giữa độ nổi của phao, độ nặng của chì lục và đường kính dây trục.
-Từ trước tới nay, chì phao luôn được gắn sát với bầu phao. Việc làm này chỉ tạo ra độ dài ngắn nhất của cả chiếc phao và nhìn chiếc phao có vẻ đẹp hơn, hợp mắt hơn. Nhưng nó không có được tính cắt sóng tạo sự ổn định bằng việc hạ thấp chì của phao.
-Chúng ta dễ nhận ra, độ dài dây linh càng dài thì ném càng khó xa và khó chính xác do chúng tạo ra sự nhùng nhằng, cái này kéo cản cái kia giữa phao và lục, đôi khi khiến cho lưỡi lục mắc quấn vào phao. Việc rút ngắn dây linh sẽ hạn chế được việc đó nhưng lại làm tăng nguy cơ gây lộ. Điều này hơi khó đánh giá và thường các cần thủ tự an ủi rằng, câu xa thế, cá nó không còn sợ. Một độ dài dây linh dài hơn chiều dài chiếc phao 6cm là phù hợp.
4. Đặc tính dây trục và khoảng cách ném, khoảng cách câu :
-Đường kính dây trục càng nhỏ, cho bạn khoảng cách ném càng xa và càng chính xác do độ thoát của dây cao, độ mềm suôn nhỏ vốn có của dây bé, độ cản gió và chịu tác động của gió thấp. Nhưng đường kính càng nhỏ, chịu lực càng thấp. Một đường câu cần có một độ chịu được hai lực chính sau:
*Sức kéo của phao và lục khi ném. Lực này nhỏ, không đáng kể so với lực thứ 2
*Lực xung tức thời khi giật (rất mạnh) do độ cản nước của lưỡi, của phao và đoạn dây trục trùng chìm dưới nước. Lực này được cộng hưởng rất nhiều khi lưỡi đóng vào cá tạo ra một lực xung rất mạnh.
-Một thói quen của người câu là tự yêu cầu một hệ số an toàn cho cả dây linh và dây trục quá cao trên 2 khía cạnh :
*Vượt quá nhiều độ chịu lực của dây linh, đó là điều không cần thiết và lợi bất cập hại. Rõ ràng một điều, nếu như vậy, đường kính dây trục rất lớn, làm tăng sự tác động của gió, sóng, nước trôi làm hạn chế khoảng cách ném, tính chính xác và làm tăng sức cản của nước trên quãng dây chìm.
*Chọn dây linh chịu lực quá lớn : dây linh chịu lực lớn ắt dây trục phải chịu lực lớn theo. Làm cho cả 2 dây trở nên to ảnh hưởng rất nhiều tới khoảng cách câu và tính chính xác khi ném. Việc chọn dây có đường kính dây càng nhỏ, chịu lực càng lớn đó là lý tưởng. Điều này thật khó nhưng không phải không có. Trong thực tế thị trường đồ câu chúng ta, đồ nhái, đồ giả quá nhiều, hơn thế kiến thức về các loại dây câu của nhiều cần thủ còn yếu. Kèm theo là sự không trung thực của chính bản thân các nhà sản xuất : hoặc họ khai báo tăng tính chịu lực hoặc họ khai giảm đường kính dây vốn có. Chính vì việc phải sử dụng những thứ dây câu như vậy làm cho người câu có tâm lý chọn tăng cỡ dây để hạn chế việc nổ linh đứt trục. Một việc làm mà chúng ta hay áp dụng đó là thử dây bằng cách thắt nơ, bằng cách dùng cân điện tử. Nhưng việc làm này không phản ánh đúng bản tính của dây, do lực bạn kéo bằng cân không phải lực xung như trong thực tế.
-Một yếu tố hết sức quan trọng của dây trục : đó là tính suôn, mềm chống xoắn. Việc suôn mềm do bản thân dây như vậy chứ không phải suôn mềm do đường kính dây bé. Việc xoắn dây khi ném đi ném lại ra xa là hiện tượng xảy ra như một điều tất yếu. Chúng làm giảm tính chịu lực của dây câu do dây chịu lực xung kém trong tình trạng xoắn vặn.
-Một đặc tính cần có với loại dây va chạm nhiều, đó là tính chống mài mòn (chịu ma sát). Việc bạn ném một vật nặng đi xa với lực rất mạnh tạo ra sự va chạm vào khoen cần và việc ma sát rất lớn khi dòng cá làm mòn dây nhanh chóng. Dây câu bị mài mòn sẽ dễ dàng bị đứt khi gặp lực xung.
-Một đặc tính cần có của dây trục khi câu lục xa đó là độ chìm của dây hay tỷ trọng của dây so với nước. Mỗi loại dây được sản xuất theo đúng mục đích cho việc câu : câu chép dây có tỷ trọng lớn, chìm nhanh và mạnh, dây câu mồi giả tỷ trọng nhẹ nên nổi. Nhưng không có nhà sản xuất nào sản xuất ra thứ dây chuyên cho câu lục đặc biệt lục xa đầu cần vì rằng môn câu đó của riêng nước ta. Chúng ta thử nghiệm, đúc rút rồi tự thấy rằng dây câu này chìm lửng hay chìm quá không phù hợp. Nếu dây trục chìm quá nhiều, chúng tạo ra độ võng rất nhiều từ phao tới đầu cần. Quãng dây này trở nên dài làm cho mất đi rất nhiều lực khi bạn giật. Nếu dây quá nổi, bạn sẽ hứng chịu rất nhiều tác động của sóng gió. Một loại dây chìm lửng vừa tránh dây quá võng, vừa tránh đi những tác động của sóng gió.
-Bạn nên chọn màu gì cho dây trục và dây linh : một điều rõ ràng, dây linh cần có đặc tính trong suốt và tàng hình thì càng hay. Nhưng không nên chọn dây trục trong suốt, độ trong suốt luôn kèm theo tính dẫn quang rất tốt, trở thành yếu điểm khi bạn câu ban ngày, vùng nước nông và trong điều kiện câu xa khi mà bạn cố gắng rút ngắn độ dài dây linh xuống. Một dây câu có màu gần giống màu nước : xanh nhẹ hoặc màu hơi xám chì nên được ưu tiên hơn.
5. Việc hạ gá máy và ảnh hưởng tới cần, dây, khoảng cách ném :
-Chúng ta coi như độ dài cây cần phù hợp với chiều cao, sải tay và sức khoẻ của bạn. Tôi chỉ xin bàn luận về việc chúng ta hạ bắt máy và những yếu điểm phát sinh từ một việc làm bắt buộc phải thực hiện này.
-Rõ ràng không có nhà sản xuất nào thiết kế một loại cần riêng cho câu lục. Chúng ta tự vận dụng những cây cần SURF casting để câu lục nhờ vào các đặc tính : độ dài, lực chịu và độ nảy (có thể gọi là action) phù hợp. Nhưng đó vẫn là cây cần SURF : nó được thiết kế vị trí gá máy cao phù hợp với cách cầm ném của người câu, ngoài ra nó tạo ra vị trí máy câu phù hợp với vị trí khoen to nhất gần máy. Hơn thế mỗi cây cần chỉ phù hợp với một lực chịu tối đa, với một cỡ dây, một cỡ máy, đó là tính đồng bộ của nó đem lại một khoảng cách ném xa nhất và chính xác nhất. Hai yếu tố khoảng cách ném và độ chính xác tối ưu có được từ việc đồng bộ từ máy, dây, cần tạo cho dây lưu chuyển từ máy câu vào các khoen như thế nào với yêu cầu dây chạy trong các vòng khoen với một đường thẳng theo lý thuyết Fuji concept , không va đập thân cần
-Việc chúng ta hạ bộ phận gá máy đơn thuần đã làm phá vỡ sự đồng bộ được thiết kế có chủ ý đó. Nó làm tăng khoảng cách từ máy tới khoen đầu tiên gây ra sự va đập dây câu vào thân cần mỗi khi ném hặc thu dây gây ra các hậu quả :
*Mài mòn từng khoảng dây, làm yếu dây
*Giảm khoảng cách ném.
-Việc chúng ta tuỳ tiện sử dụng cỡ máy to hơn cỡ máy đồng bộ với thiết kế của cần, điều chúng ta hay gặp ở các cần thủ săn cá khủng (trắm đen) làm mất đi tín đồng bộ giữa đường kính bobine chứa dây làm tăng lực văng khi ra và thu dây. Hơn thế khi bạn dùng máy to hơn, chiều cao từ trục máy và thân cần tăng theo làm cho trục đường lưu chuyển dây câu không còn là 1 đường thẳng mà là đường gấp khúc ngay tại khoen to nhất. Điều này làm mất tính chính xác của việc ném. Những yếu tố này cộng với việc tăng khoảng cách gá máy và khoen gần nhất làm cho dây va đập vào thân cần nhiều hơn và mạnh hơn.
Để khắc phục những hạn chế mới này, điều cần làm là ta bổ xung một khoen vào vị trí đầu ống blank to nhất, giữa phần gá máy và khoen to nhất nguyên bản. Yêu cầu của khoen bổ xung : có đường kính khoen phù hợp với đường kính vành thoát dây của bobine chứa dây và đường kính khoen cạnh nó, có chiều cao của khoen đồng bộ với chiều cao chiếc máy bạn dùng và chiều cao chiếc khoen nguyên bản cạnh nó. Điều này có nghĩa bạn tìm cách khắc phục các hạn chế đó. Cũng có nghĩa rằng với một cây cần mới nó chỉ phù hợp nhất với một cỡ máy mà thôi.
6. Đặc tính của cần:
-Một cây cần câu lục xa bờ yêu cầu có độ cứng cao; với một cây cần SURF với thông số 35 là tối thiểu để phù hợp với khoảng cách câu 30m. Dây câu trong cách câu này được tính từ đầu cần chạy cong võng xuuống đáy nước cho tới chân phao, gấp góc rồi tới lục nằm ở đáy nước. Khi bạn giật, bạn phải làm căng quãng dây rất dài đó, thắng cả quãng dây giãn ra do tính đàn hồi của quãng dây đó. Một cây cần cứng mới tạo ra được một lực giật như vậy.
-Độ dài của cây cần lục xa bờ: tùy khoảng cách câu và độ sâu đòi hỏi bạn cần có cây cần có độ dài cho phù hợp. Rõ ràng nếu lợi về lực sẽ thiệt về đường đi. Với khoảng cách 30m, độ sâu 2,5m, độ dài 3.6m-4m5 là phù hợp với một cây cần SURF 30. Nhưng nếu xa hơn hoặc nước sâu hơn, sẽ yêu cầu độ cứng cây cần hơn nữa.35 hoặc hơn
Thank!